Sàn giao dịch TMĐT

Bắc Giang

Nâng cao chất lượng, chủ động về công tác tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ vải thiều 

Năm 2021 năm tiếp theo do ảnh hưởng của dịch covid-19, ngay từ đầu năm Sở Công Thương đã chủ động, tích cực bám sát diễn biến dịch bệnh covid-19, tác nhân ảnh hưởng đến thị trường, giá cả, dự báo tình hình xuất nhập khẩu… để nghiên cứu và xây dựng các giải pháp, kịch bản xúc tiến tiêu thụ vải thiều cho phù hợp; thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin với các cơ quan, đơn vị của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT…để bám sát tình hình xuất khẩu nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc để đưa ra các khuyến cáo kịp thời đối với người dân và doanh nghiệp, chủ động ứng phó và điều chỉnh phương án tiêu thụ.
Nâng cao chất lượng, chủ động về công tác tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ vải thiều

                                                 Bàn về các giải pháp tiêu thụ vải thiều năm 2021

            Theo thông tin Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các huyện có vùng trồng vải thiều quan tâm chăm sóc, tuân thủ quy trình trồng theo tiêu chuẩn Vietgap, Globalgap đảm bảo năng suất, chất lượng, đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại thị trường trong và ngoài nước, dự kiến:

           - Về diện tích vải: Diện tích vải năm 2021 là 28.100 ha, sản lượng ước đạt 180.000 tấn (vượt khoảng 20.000 tấn so với KH), trong đó: Diện tích vải sớm 6.050 ha, sản lượng 45.000 tấn; vải chính vụ 21.900 ha, sản lượng ước đạt 134.500 tấn; vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap 15.200 ha, sản lượng ước đạt 125.000 tấn; vải đạt tiêu chuẩn GlobalGAP 82 ha; vùng sản xuất để xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Úc... diện tích 218 ha, sản lượng ước đạt 1.850 tấn; vùng sản xuất vải thiều sang thị trường Nhật Bản 219,45 ha, sản lượng ước đạt 1.860 tấn.

          - Thời gian thu hoạch vải dự kiến: Vải chín sớm sẽ tập trung thu hoạch từ ngày 10/5-10/6/2021; vải chính vụ sẽ thu hoạch từ ngày 10/6-20/7/2021

           Về thị trường tiêu thụ sang các nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Úc, EU...Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp UBND huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Tân Yên đã triển khai chỉ đạo giám sát các mã vùng trồng vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap; GlobalGAP ; mã cơ sở đóng gó... triển khai tập huấn, hỗ trợ vật tư, thùng chứa vỏ bao bì thuốc BVTV cho nông dân; hỗ trợ cho nông dân tham gia liên kết sản xuất đảm bảo theo đúng kế hoạch, triển khai sớm, chủ động; các trà vải đến nay đều sinh trưởng phát triển tốt, các đối tượng sâu bệnh được phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời theo quy định.

           Về Công tác chuẩn bị điều kiện phục vụ xuất khẩu: Ngay từ đầu vụ Sở Công Thương đã giao Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại làm việc trực tuyến để trao đổi, thông tin với các cơ quan Tham tán thương mại tại nước ngoài, đặc biệt là cơ quan Tham tán tại Quảng Tây, Vân Nam-Trung Quốc, tại Nhật Bản, Úc, Singapore... về đẩy mạnh các hoạt động tuyền truyền, giới thiệu và thúc đẩy các hoạt động xúc tiến tiêu thụ vải thiều, chuẩn bị cho công tác tổ chức Hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2021.

             Đến nay Sở Công Thương đã phối hợp với Vụ Thị trường trong nước, Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ của Bộ Công Thương liên hệ với các Tập đoàn phân phối, chợ đầu mối, các doanh nghiệp, thương nhân tiêu thụ nông sản trong tỉnh, trong nước và nước ngoài như: Aoen, Central Group, Mega MarKet, Lotte, Big C, Saigon.coop, Vinmart, Happro…; đại diện các chợ đầu mối nông sản của Hà Nội (chợ ĐMNS Phía Nam, Bắc Thăng Long, Phùng Khoang, Long Biên), của thành phố Hồ Chí Minh (chợ ĐMNS Thủ Đức, Bình Điền), chợ đầu mối Dầu Giây (tỉnh Đồng Nai), chợ đầu mối nông sản Hòa Cường (thành phố Đà Nẵng)…; một số doanh nghiệp xuất khẩu nông sản như: công ty TNHH Chánh Thu, Ameii, Rồng Đỏ, Đồng Giao, Otas… Đến nay các đối tác là đại diện Tập đoàn Aoen, Central Group, Mega Market, Big C… đã cử đại diện thu mua làm việc với một số doanh nghiệp tiêu thụ vải thiều của Bắc Giang (Cty Hùng Thảo, HTX Hồng Xuân, Công ty CP Toàn Cầu…) chuẩn bị sản lượng, vùng nguyên liệu… tiến tới ký kết hợp đồng tiêu thụ

           Bên cạch việc chuẩn bị phương án tổ chức Hội nghị trực tuyến để tuyên truyền, quảng bá. Sở Công Thương đã giao Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tích cực nghiên cứu xúc tiến thương mại điện tử, đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá và kết nối trực tuyến với các kênh phân phối thông qua hạ tầng Internet, thiết bị di động như: chủ động xây dựng và tạo lập kênh, nhóm là thành viên đại diện các tập đoàn phân phối, các chợ đầu mối, các thương nhân, nhà quản lý… thực hiện kết nối, trao đổi thông tin trực tuyến về mùa vụ, sản lượng, chất lượng, nhu cầu tiêu thụ, khả năng cung ứng ra thị trường thông qua các diễn đàn trực tuyến, báo điện tử, wedsite, các sàn giao dịch điện tử, các mạng xã hội zalo, facebook, youtube và tin nhắn SMS,... Đồng thời, Sở Công Thương sẽ tích cực, chủ động bám sát tình hình biến động dịch covid-19, sản lượng, giá cả, thị trường… để kịp thời có những giải pháp tham mưu với UBND tỉnh có những chỉ đạo giúp doanh nghiệp và người dân sản xuất, chế biến và tiêu thụ vải thiều tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, thu mua và tiêu thụ.

         Trung tâm KC&XTTM Bắc Giang – Thực hiện

324 Go top

SÀN GIAO DỊCH Thương mại điện tử Bắc Giang
410 Gian hàng Đã tham gia
987 Sản phẩm được trưng bày
21924625
Lượt truy cập