Sàn giao dịch TMĐT

Bắc Giang

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT ĐỂ TIẾP CẬN VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 

Thiết lập quạn hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc theo phương châm 16 chữ vàng "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và trên tinh thần 4 tốt: "Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt". Trong những năm qua, quan hệ thương mại giữa Việt Na và Trung Quốc đã có những bước phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Quan hệ thương mai chính ngạch cũng như quan hệ thương mại biên mậu diễn ra ngày càng sôi động.
DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT ĐỂ TIẾP CẬN VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

  Việt Nam đang ngày càng thu hút được sự quan tâm sâu sắc của các doanh nghiệp Trung Quốc, không chỉ các doanh nghiệp ở các tỉnh giáp biên giới Việt Nam như Quang Tây, Vân Nam mà các doanh nghiệp ở các tỉnh xa hơn như Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Thượng Hải, Triết Giang, bắc kinh, Quảng Châu...và nhìn nhận Việt Nam như một thị trường có tiềm năng lớn trong tương lai. Sự kiện Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), cũng là một trong những yếu tố để các doanh nghiệp Trung Quốc đến kinh doanh tại Việt Nam. Hiện nay Trung Quốc vẫn là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, là thị trường lớn nhất về nhập khẩu sau Hoa Kỳ và Nhật Bản.

  Bắc Giang là tỉnh nằm trên trục quốc lộ nối liền khu kinh tế cửa khẩu Hữu Nghị Quan với Trung Quốc 100km, Bắc Giang thuận lợi cho việc thông thương với các tỉnh biên giới của quốc gia này. Hội chợ thường niên Việt Trung tại lào Cai và hà Khẩu - Trung Quốc đã làm quan hệ thương mại Việt Trung nói chung và của tỉnh Bắc Giang nói riêng càng thêm gắn kết. Trong những năm qua, Trung Quốc được biết đến là thị trường lớn về tiêu thụ các mặt hàng nông sản của Bắc Giang đặc biệt là vải thiều.

Năm 2016, thị trường Trung Quốc đã tiêu thụ khoảng 55% tổng sản lượng vải thiều của tỉnh( vải tươi, sấy khô và các sản phẩm được chế biến từ vải thiều). Nhằm tiếp tục tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau tăng cường quan hệ hợp tác song phương, thúc đẩy hợp tác hơn nữa về kinh tế, thương mại giữa 2 nước nói chung và với tỉnh Bắc Giang nói riêng. Chúng tôi xin giới thiệu chuyên sâu về thị trường này:

        Thứ nhất về thông tin cơ bản về đất nước Trung Quốc:

- Tên nước: Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (The People's Republic of China).

- Thủ đô: Bắc Kinh
- Vị trí địa lý: Nằm ở phần nửa phía Bắc của Đông bán cầu, phía Đông Nam đại lục Á - Âu, phía Đông và giữa châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương; có biên giới chung với Nga, Mông Cổ (phía Bắc), với Kazakstan, Kirgizstan, Tajikistan (phía Tây), với Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nê-pan, Bu-tan (phía Tây Nam), với Myanma, Lào, Việt Nam (phía Nam), với Triều Tiên (phía Đông).
-  Diện tích: 9,6 triệu km2 
-  Khí hậu: Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, khí hậu đa dạng từ ấm đến khô. Nhiệt độ trung bình toàn quốc tháng 1 là -4,7oC, tháng 7 là 26oC. 

 Dân số: hơn 1,3 tỷ người.
-  Dân tộc: Trung Quốc có 56 dân tộc. Dân tộc Hán là chủ yếu, các dân tộc thiểu số (chiếm 6% dân số cả nước và phân bố trên 50-60% diện tích toàn quốc).
- Tôn giáo: Có 4 tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi, Thiên chúa giáo.
-  Ngôn ngữ: Tiếng Hán phổ thông lấy âm Bắc Kinh làm tiêu chuẩn.

-  Ngày quốc khánh: 01/10/1949.

- Thể chế nhà nước: Theo hiến pháp Trung Quốc, nước CHND Trung Hoa là nước Xã hội Chủ nghĩa của nền chuyên chính nhân dân, do giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy liên minh công nông làm nền tảng.

- Quan hệ kinh tế thương mại: Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc liên tục là bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Năm 2007, kim ngạch mậu dịch hai nước đạt gần 16 tỷ USD, hoàn thành trước 3 năm mục tiêu Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đề ra là đưa kim ngạch thương mại hai nước đạt 15 tỷ USD vào năm 2010. Hai bên cũng đã đề ra mục tiêu mới nâng kim ngạch thương mại song phương lên 25 tỷ USD vào năm 2010.

- Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2008 đạt trên 20 tỷ USD; 10 tháng đầu năm 2009 đạt16,6 tỷ USD, trong đó ta xuất 3,7 tỷ USD, nhập 12,9 tỷ USD.

- Hai bên tích cực trao đổi các biện pháp duy trì đà tăng trưởng kim ngạch thương mại đi đôi với cải thiện cán cân thương mại giữa hai nước, trong đó có việc sớm ký “Quy hoạch 5 năm phát triển kinh tế thương mại Việt – Trung”.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam:

Địa chỉ: 46 Hoàng Diệu, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 04-38453736
Fax: 04-38232826

Email: ossc@hn.vnn.vn

Website: vn.china-embassy.org

Tổng Lãnh sự quán Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Ho Chi Minh City 39 Nguyen Thi Minh Khai Str., Dist.1.

Điện thoại: 08-38292457

Fax: 08-38295009

Thứ hai về đặc điểm thị trường Trung Quốc:

Nhu cầu của thị trường Trung Quốc khá đa dạng và có thể được xem là một thị trường dễ tính do các tầng lớp dân cư khác nhau có thu nhập khác nhau. Đây là một thị trường đặc trưng bởi sự tồn tại của các loại mặt hàng có quy cách và có chất lượng khác nhau đến mức giá cả hàng hóa chênh lệch nhau hàng chục, thậm chí hàng trăm lần.

Nhưng nói đến hàng hóa Trung Quốc thì mọi người trên thế giới đều có chung một câu hỏi là tạisao hàng Trung Quốc lại rẻ đến mức khó tin? Hàng hóa Trung Quốc đang tràn ngập thị trường thị giới với giá rẻ không ngờ là một thực tế không thể phủ nhận được. một số yếu tố quạn trọng sau đã ảnh hưởng quan trọng giá cả hàng hóa Trung Quốc.

- Thứ nhất hầu hết thiết bị, nhà máy của Trung Quốc, ngoài một số chi tiết nhập ngoại, đều được sản xuất trong nước. Vỉ vậy, giá máy móc rất rẻ so với giá máy móc cùng loại của nước ngoài. Mức khấu hao tài sản tính vào trong mỗi sản phẩm rất tháp, dẫn đến việc giá thành sản phẩm rất rẻ.

Kế đến, để sản xuất một sản phẩm nào đó, các xí nghiệp Trung Quốc thường sản xuất một khối lượng rất lớn với lý luận dễ hiểu rằng giá thành sẽ tỷ lện nghịch với số lượng . Với suy nghĩ đó, các doanh nghiệp Trung Quốc không ngại sản xuất một số lượng lớn hàng hóa mỗi khi họ nhận được đơn đặt hàng của khách hàng, thậm chí số sản phẩm làm ra còn cao hơn khối lượng trong đơn đặt hàng nữa. Họ không phải lo vì thị trường nội địa với dân số trên một tỉ người tiêu thụ số lượng hàng khổng lồ đó, số còn dư sẽ được xuất khẩu sang nước ngoài. Chẳng hạn một chủ doanh nghiệp may xuất khẩu của Trung Quốc đã tiết lộ rằng khi nhận được đơn đặt hàng 1 triệu sản phẩm, họ sẵn sàng làm ra 1,3-1,5trieeuj sản phẩm không chênh lệch nhau nhiều. Và sau khi xuất 1 triệu sản phẩm này sang nước ngoài với giá cao (theo hợp đồng xuất khẩu đã ký), số áo còn lại sẽ được tiêu thụ nội địa hay bán sang nước khác với giá nào cũng được.

- Thứ hai gia nhân công Trung Quốc thuộc loại thấp nhất thế giới chính phủ Trung Quốc còn khuyến khích các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu bằng cách thoái thuế đến 19% trên trị giá lô hàng bán được. Đây cũng là nguyên nhân khiến các nước công nghiệp phát triển áp dụng điều luật"chống bán phá giá"đối với hàng Trung Quốc.

Trung Quốc là một thị trường đầu tư to lớn, thu hút một số lượng lớn các doanh nghiệp, tập đoàn đầu tư nước ngoài với các hình thức kinh doanh muôn màu muôn vẻ nhưng cũng là nới cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp nội địa với các hãng nước ngoài.

Thị trường Trung Quốc rộng lớn nhưng tốc độ phát triển từng vùng chênh lệch nhau rất rõ. Đó là miền duyên hải phát triển như Thẩm Quyết với thu nhập bình quân đầu người trên 20,000USD/năm trong khi các vùng miền Tây có thu nhập bình quân đầu người khá thấp chỉ khoảng 300USD/năm./.

 

Ngô Thảo- XTTM

1505 Go top

SÀN GIAO DỊCH Thương mại điện tử Bắc Giang
410 Gian hàng Đã tham gia
987 Sản phẩm được trưng bày
21897050
Lượt truy cập