Sàn giao dịch TMĐT

Bắc Giang

BÁO CÁO PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT SÂU BỆNH ĐỐI VỚI VẢI THIỀU CỦA TRUNG QUỐC 

Hiện nay, hơn 60% sản lượng thu hoạch vải thiều của Trung Quốc được tiêu thụ trong nước, khoảng 30% được sử dụng để sản xuất các loại sản phẩm khác từ vải (vải thiều sấy khô), và một phần nhỏ được đông lạnh, đóng hộp hoặc lên men.
BÁO CÁO PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT SÂU BỆNH ĐỐI VỚI VẢI THIỀU CỦA TRUNG QUỐC
Vải được xử lý sau thu hoạch và đóng gói theo các cách khác nhau tùy theo khoảng cách và thời gian vận chuyển trái cây. Đối với thị trường địa phương, thời gian vận chuyển chỉ mất vài giờ, những trái vải không mắc bệnh thường được đóng gói trong sọt tre hoặc thùng các-tông. Đối với thị trường xa, thời gian vận chuyển mất hơn mười tiếng mà không có dây chuyền lạnh, vải thường được đóng gói trong túi nhựa và hộp xốp có đá.
Tuy nhiên, nhược điểm của loại trái cây này là thời hạn sử dụng ngắn ngày, và thu hoạch trong thời gian ngắn khiến quả vải nhanh chuyển sang màu nâu và thối mau chóng sau khi thu hoạch, đặc biệt là khi lấy ra từ nhiệt độ thấp. Để cải thiện điều này, từ những năm 2001 trở về trước, Trung Quốc đã sử dụng phương pháp đặc trị sau thu hoạch là xông hơi SO2 và nhúng axit, bảo vệ màu sắc trái cây. Nhưng, do phương pháp này phát sinh vấn đề dư lượng sulfur dioxide, thị phần vải Trung Quốc trên thị trường quốc tế bị thu hẹp lại.
Từ năm 2002 trở lại đây, Trung Quốc bắt đầu ứng dụng quy trình tưới  tiêu và kiểm soát hóa chất trong sản xuất vải thiều. Cụ thể:
- Giai đoạn tưới nước vào mùa đông: nhằm diệt trừ sự phát triển của sâu lá, côn trùng sâu và sâu bệnh.
- Trong giai đoạn ra hoa: Kiểm soát bọ xít vải, nấm mốc, dùng chất trichlorfon kết hợp với chlorbenside cho bệnh bạc lá sương mai tưới ngày 2 lần.
- Trong giai đoạn ra quả con: Kiểm xoát sâu đục cuống vải và bọ xít vải, dùng chất hóa học cypermethrin và chlorpyrifos cùng với trichlorfon; Ridmil-MA hay Sandofan chống bệnh mốc sương mai quả vải, cho đến khi cây trưởng thành.
- Giai đoạn tưới nước vào mùa thu: nhằm bảo vệ cây khỏi sâu đục cuống vải, nấm mốc, quăn lá và loài sâu bướm , phun carbophos hoặc acephate, cách nhau từ 10-15 ngày.
Kiểm soát các loài gây hại chủ yếu và bệnh tật

Sâu bệnh và dịch bệnh

Chất hóa học

Tỷ lệ sử dụng

Bệnh mốc sương mai vải

Mancozeb (Ridomil-MZ

1030~1400 mg/kg

312.5 ~375 mg/kg

Bọ xít vải

Cypermethrin

 

25~50 mg/kg

 

Sâu đục cuống quả vải

Chlorpyrifos+Cypermethrin

 

86.67~130 mg/kg

 

 
Tới nay, chính phủ Trung Quốc đã rất chú ý nâng cao khả năng cạnh tranh của các loại trái cây trong nước sản xuất cho thị trường quốc tế với chính sách là "điều chỉnh phân phối khu vực hoặc cơ cấu cây trồng, nâng cao chất lượng, năng suất đơn vị và lợi ích kinh tế dựa trên diện tích vườn cây ăn quả hiện có" thay vì bằng cách mở rộng diện tích. Vì vậy, diện tích trồng vải ở Trung Quốc không có sự “bùng nổ” trong 2 năm gần đây. Phương pháp quản lý tổng hợp sâu bệnh và quản lý vườn thân thiện với môi trường dựa trên các nghiên cứu cơ chế ra hoa và ngừa nứt quả được chính phủ Trung Quốc khuyến khích.
Đồng thời, để tăng xuất khẩu vải thiều, chính phủ Trung Quốc cũng đang khuyến khích các tập đoàn lớn có tiềm lực tài chính tham gia vào ngành công nghiệp sản xuất và chế biến vải thiều, tích hợp chuỗi sản xuất quy mô lớn, xử lý sau thu hoạch, lập ra "doanh nghiệp Đầu Rồng" tiếp thị và xuất khẩu các loại trái cây mua từ nông dân hoặc hộ gia đình. Theo đó, người nông dân sẽ không phải lo lắng về việc tiếp thị các loại trái cây của họ, chỉ tập trung vào chuẩn hóa quản lý vườn cây ăn quả để có được năng suất cũng như chất lượng quả cao và ổn định.
 
Các tiêu chuẩn về dư lượng hóa chất trong vải thiều của Trung Quốc

STT

Chất hóa học

Tiêu chuẩn /(mg/kg)

1

deltamethrin

≤0.1

2

fenvalerate

≤ 0.2

3

cypermethrin

≤ 2

4

cyhalothrin

≤ 0.2

5

trichlorphon

≤ 0.1

6

dichlorvos

≤ 0.2

7

dimethoate

≤ 1

8

amitraz

≤ 0.5

9

phosmet

≤ 0.5

10

chlorpyrifos

≤ 1

 
 
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI
945 Go top

SÀN GIAO DỊCH Thương mại điện tử Bắc Giang
410 Gian hàng Đã tham gia
987 Sản phẩm được trưng bày
21880396
Lượt truy cập