Sàn giao dịch TMĐT

Bắc Giang

Bắc Giang: Tích cực chuẩn bị các điều kiện xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản 

Ngày 15-01/2020, Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp của Nhật Bản chính thức mở cửa cho quả vải thiều Việt Nam xuất khẩu trực tiếp sang Nhật Bản. Thông tin trên mang lại niềm vui cho những người trồng vải Bắc Giang-nơi có diện tích sản xuất tập trung lớn nhất cả nước. Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo Bắc Giang phỏng vấn ông Dương Thanh Tùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang.
Bắc Giang: Tích cực chuẩn bị các điều kiện xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản

Ông đánh giá như thế nào về cơ hội của quả vải Bắc Giang khi vải thiều Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản? 

Cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn người dân thôn Hiệp Tân, xã Hồng Giang (Lục Ngạn) chăm sóc vải thiều.

Cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn người dân thôn Hiệp Tân, xã Hồng Giang (Lục Ngạn) chăm sóc vải thiều.

Sau nhiều năm nỗ lực đàm phán của Bộ Nông nghiệp và PTNT thì Nhật Bản đã chấp thuận vải thiều của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường nước họ. Để có kết quả này, Bắc Giang đã phối hợp cung cấp thông tin, triển khai một số công việc theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và PTNT, hỗ trợ quá trình tham gia đàm phán qua nhiều công đoạn như: Vùng trồng, nộp danh sách dịch hại cho nước nhập khẩu, các giải pháp bảo vệ, các cam kết tuân thủ quy trình bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm...

Việc Nhật Bản chấp thuận nhập khẩu quả vải tươi là tin vui với người trồng vải nói chung và Bắc Giang nói riêng, mở ra cơ hội, thị trường xuất khẩu mới cho trái cây của tỉnh. Hơn nữa, Nhật Bản cách chúng ta không quá xa nên việc vận chuyển hàng hóa tương đối thuận lợi. Người dân sở tại lại rất thích ăn vải. Qua khảo sát của một số chuyên gia thì nhu cầu người Nhật sử dụng vải tươi khá cao. Trong vụ vải năm 2019, nhiều đoàn khách người Nhật Bản đã đến Lục Ngạn, qua trải nghiệm hái vải, thưởng thức quả tại vườn, họ rất yêu thích sản phẩm này.

Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội thì vẫn có một số khó khăn, thách thức. Bởi lẽ, đây là một thị trường mới, khó tính, đòi hỏi cao. Vì vậy, phải đáp ứng các tiêu chí mới xuất khẩu được trong khi chúng ta vẫn còn một bộ phận người dân có tư tưởng ngại thay đổi.

Như vậy, để vào được thị trường khó tính này không đơn giản. Theo ông, vải thiều của Bắc Giang muốn xâm nhập được thị trường Nhật Bản cần vượt qua những rào cản nào?

Thị trường Nhật Bản có thể nói là khó tính nhất trên thế giới. Quả vải thiều tươi của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản phải tuân thủ quy trình kiểm dịch thực vật chặt chẽ về trang thiết bị khử trùng, đóng gói, kiểm tra tại khu vực khử trùng, xác nhận việc xử lý và kiểm tra, ghi nhãn…

Toàn tỉnh  hiện có hơn 200 ha được Cục BVTV cấp 18 mã số vùng trồng, thuộc các xã Hồng Giang, Giáp Sơn, Quý Sơn, Tân Mộc (Lục Ngạn). Những năm qua, sản phẩm tại các vùng được cấp mã số luôn đáp ứng các điều kiện xuất khẩu sang thị trường khó tính như Mỹ, Úc, Anh. 

Trong đó lưu ý, quả vải phải được trồng tại các vườn do Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) kiểm tra, giám sát và cấp mã số vùng trồng, đáp ứng quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của Nhật Bản. Các lô quả vải trước khi xuất khẩu sang Nhật Bản phải được xử lý bằng Methyl bromide với liều lượng tối thiểu là 32g/m3 trong 48 giờ dưới sự giám sát của cán bộ kiểm dịch thực vật Việt Nam và Nhật Bản. Bên cạnh đó, các lô quả vải thiều xuất khẩu phải kèm theo Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Cục BVTV cấp.

Ngoài các điều kiện trên thì tem, nhãn trên vải thiều cũng cần đáp ứng yêu cầu của Nhật Bản. Đặc biệt, Nhật Bản không kiểm tra xác suất mà kiểm tra toàn bộ các lô hàng, nếu phát hiện một mẫu có dư lượng thuốc BVTV thì tất cả các lô hàng khác bị hủy bỏ. Do đó, muốn xuất khẩu bền vững, ổn định vào thị trường Nhật Bản thì mấu chốt vẫn là nâng cao chất lượng sản phẩm. Người sản xuất phải tuân thủ quy trình sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Vậy trong các yêu cầu đặt ra, ông thấy chúng ta đã có những thuận lợi gì cho việc xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản?

Bắc Giang có vùng vải thiều tập trung lớn nhất cả nước, sản lượng hằng năm lớn. Toàn tỉnh hiện có hơn 200 ha được Cục BVTV cấp 18 mã số vùng trồng, thuộc các xã Hồng Giang, Giáp Sơn, Quý Sơn, Tân Mộc (Lục Ngạn). Những năm qua, sản phẩm tại các vùng được cấp mã số luôn đáp ứng các điều kiện xuất khẩu sang thị trường khó tính như Mỹ, Úc. Vải thiều cũng được bảo hộ thương hiệu tại Nhật Bản. Người dân tại những vùng vải này có kinh nghiệm chăm sóc, tạo ra sản phẩm chất lượng, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Hiện nay, Bắc Giang đang tập trung các giải pháp nào để ngay trong vụ vải thiều này có thể đưa những lô hàng đầu tiên vào thị trường Nhật Bản, thưa ông?

Mục tiêu của tỉnh là năm 2020 xuất khẩu vải thiều vào thị trường Nhật Bản nên các biện pháp được Bắc Giang triển khai rất khẩn trương, tập trung. Ngay khi được phía Nhật Bản chấp thuận nhập khẩu vải thiều tươi của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã về làm việc tại tỉnh để có biện pháp chỉ đạo, phối hợp thực hiện. Chủ tịch UBND tỉnh đã giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT làm đầu mối tham mưu các nội dung liên quan.

Du khách Nhật Bản thăm vườn vải thiều tại Lục Ngạn.

Du khách Nhật Bản thăm vườn vải thiều tại Lục Ngạn.

Mới đây, Sở đã làm việc với Cục BVTV. Trước mắt, đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng đối với thị trường Nhật Bản. Sở cũng trao đổi với 3 doanh nghiệp (DN) lớn, nhiều năm có kinh nghiệm xuất khẩu nông sản của Việt Nam đi các nước, trong đó có Mỹ và các nước châu Âu. Qua đó, DN sớm khảo sát vùng vải, đưa ra nhu cầu về sản lượng, vùng trồng để triển khai sản xuất, giám sát việc chăm sóc; nông dân ký cam kết về tuân thủ quy trình với DN.

Ngày 31-12-2019, cơ quan chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cùng đơn vị của Sở về Lục Ngạn rà soát, đánh giá lại các vùng trồng. Trên cơ sở đó định hướng sản xuất, khuyến cáo người dân.

Hiện nay, vải thiều sớm chuẩn bị ra hoa, vải thiều chính vụ còn hơn một tháng nữa sẽ ra hoa. Dự báo thời tiết thời gian tới ấm, nhiệt độ cao hơn 0,5-1 độ C so với năm trước, kèm theo mưa phùn, nếu không chăm sóc tốt có thể khiến cây bật lộc, sản lượng sẽ thấp.

Vì vậy, Sở chỉ đạo đơn vị chuyên môn sát cơ sở, hướng dẫn người dân theo cách “cầm tay, chỉ việc”; tập huấn kỹ thuật cho người dân về thực hiện các quy định an toàn vệ sinh thực phẩm; vệ sinh vườn vải sạch sẽ, không nuôi thả gia súc, gia cầm trong vùng vải xuất khẩu; chỉ dùng thuốc BVTV có trong danh mục được phép sử dụng trên cây vải và tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”, bảo đảm thời gian cách ly. 

Xin cảm ơn ông!

 
Ấn tượng kinh tế 2019 
Gam màu sáng tiếp tục chiếm chủ đạo trong bức tranh kinh tế năm 2019, với GDP tăng vượt mục tiêu, lạm phát thấp nhất trong ba năm qua, chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện; xuất siêu cao nhất bốn năm qua; tỷ lệ thất nghiệp giảm, trong khi thu ...
 
 
Chuỗi bán lẻ - Mô hình đầu tư hấp dẫn 
(BGĐT) - Năm 2019, thị trường bán lẻ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang phát triển mạnh mẽ và thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư. Những cửa hàng tiện ích, chuỗi siêu thị hình thành đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
 
 
Lợn hơi đột ngột giảm giá từ chuồng trại đến công ty lớn 
Sau những ngày tăng giá điên cuồng lên 100.000 đồng/kg tại nhiều tỉnh trên cả nước. Ngày 30-12, giá lợn hơn quay đầu giảm mạnh, có nơi giảm sâu xuống còn 90.000 đồng/kg.
 
 
Không đánh đổi môi trường, văn hóa, văn minh xã hội để lấy kinh tế 
(BGĐT) - Sáng 31-12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục chủ trì hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương triển khai nhiệm vụ phát triển KT-XH và dự toán ngân sách năm 2020. 
 
 
Nhật Bản chính thức mở cửa cho vải thiều tươi Việt Nam 
Sau 5 năm đàm phán, Nhật Bản đã chính thức mở cửa và vải thiều tươi của Việt Nam sẽ sớm được xuất sang thị trường này.                         
679 Go top

SÀN GIAO DỊCH Thương mại điện tử Bắc Giang
410 Gian hàng Đã tham gia
987 Sản phẩm được trưng bày
21920151
Lượt truy cập