Sàn giao dịch TMĐT

Bắc Giang

Chỉ dẫn địa lý “Giấy thông hành” cho sản phẩm Việt vào thị trường khó tính 

Việt Nam là một quốc gia có nhiều lợi thế về cácc mặt hàng nông sản nhưng lại chưa có được nhiều phương thức chế biến đa dạng thì chỉ dẫn địa lý đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng để giúp nâng cao giá trị cho nông sản trên thị trường quốc tế. Đây được coi là “Giấy thông hành” để nông sản V iệt vào các trường khó tính và là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp thương mại…
Chỉ dẫn địa lý “Giấy thông hành” cho sản phẩm Việt   vào thị trường khó tính

“Giấy thông hành” cho sản phẩm Việt

Theo số liệu thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ( Bộ khoa học và Công nghệ), tính đến tháng 11/2021, Việt Nam có 110 sản phẩm được gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam theo các điều ước quốc tế gồm 173 sản phẩm, cụ thể: chỉ dẫn địa lý được bảo hộ theo hiệp định TMTD Việt Nam – EU (EVFTA) gồm 169 sản phẩm; chỉ dẫn địa lý được bảo hộ theo hiệp địnhTMTD VN – LH Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) gồm 4 sản phẩm.

Thời gian qua, chỉ dẫn địa lý đã góp phần quan trọng giúp sản phẩ có thương hiệu chinh phục được thị trường nội địa như là: “Giấy thông hành” cho nhiều sản phẩm Việt tiếp cận những thị trường khó tính như: EU, Nhật Bản…

Vải thiều Lục Ngạn là sản phẩm đầu tiên trong ba sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản. Sau đó, Thanh Long Bình Thuận cũng được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản. Theo đánh giá của các chuyên gia, xu hướng chung của thị trường hiện nay luôn đòi hỏi các sản phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ. Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý sẽ tạo niềm tin đối với người tiêu dùng về những sản phẩm đặc biệt được snr xuất theo quy trình chặt chẽ, từ đó họ sẽ mua nhiều và khuyênds khích được sản xuất. Đó là hướng đầu tiên giúp xây dựng thương hiệu cho các đặc sản địa phương, nâng cao giá trị sản phẩm và giúp sản phẩm Việt Namcó thể “bay xa” và thâm nhạp vào thị trường khó tính .

Cần gia tăng bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài

Theo các chuyên gia, Chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam hiện vẫn khó đạt được sự bảo hộ ở nước ngaoì. Việt Nam có hàng nghìn sản phẩm nông sản đặc sản, nhưng chưa đến 10% sản phẩm được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Theo phó cục trưởng cục sở hữu trí tuệ (Bộ khoa học và công nghệ” Trần Lê Hồng, Việt Nam có hown 2000 nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu tự chứng nhận cho các sản phẩm nông sản đặc thù nhưng chưa có nhiều sản phẩm nông nghiệp được bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý ở nước ngaoì.

Số sản phẩm đã được bảo hộ như: Cà phê Buôn Ma Thuột được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nga, Quế Văn Yên được bảo hộ tại Thái Lan, vải thiều Lục ngạn được bảo hộ tại Nhật Bản, nhãn hiệu tập thể tại Australia, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào, Campuchia…là quá ít so với tiềm năng của nông nghiệp Việt Nam.

Trong lúc đó, các nhà sản xuất và cả người tiêu dùng trong nước vẫn chưa nhận thức hết tầm quan trọng của chỉ dẫn địa lý, hiệu quả giải quyết tranh chấp của các cơ quan chức năng không cao do thiếu kinh nghiệp và kiên thức.

Để nâng cao hiệu quả bảo hộ Chỉ dẫn địa lý ở Việt nam, cần tăng cường khả năng quản lý, kiểm soát về chất lượng đối với các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, đặc biệt sau khi bảo hộ. Điều đó liên quan đến năng lực và hiệu quả của không chỉ các cơ quan công quyền mà còn các tổ chức các nhân. Mặt khác, cần mở rộng hợp tác quốc tế về Chỉ dẫn địa lý nói riêng và sở hữu trí tuệ nói chung, tích cực triển khai các hoạt động trong khuôn khổ các hiệp đingj quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, cũng như giành được sự bảo hộ của nước ngoài.

Theo ông Trần Lê Hồng cho biết, thời gian tới, Bộ khoa học và công nghệ sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn , Bộ Công Thương…để cải thiện công tác xây dựng bảo hộ địa lý các mặt hàng nông sản có thế mạnh của Việt Nam, như: cà fê, gạo, vải thiều, Thanh Long …Vấn đề lúc này là các địa phương cần xác định lộ trình cũng như các giài pháp ưu tiên như xây dựng quy chế quản lý, khai thác tài sản trí tuệ, chỉ dẫn địa lý…

Ngoài ra, Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý cho một số sản phẩm nông nghiệp có tiềm năng xuất khẩu vào các thị trường nước ngoài trọng điểm; đồng thời tuyên truyền, quảng bá, hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý tại nước ngoài để nâng cáo giá trị sản phẩm

Trung tâm KC&XTTM Bắc Giang – tổng hợp

 

218 Go top

SÀN GIAO DỊCH Thương mại điện tử Bắc Giang
410 Gian hàng Đã tham gia
987 Sản phẩm được trưng bày
21867569
Lượt truy cập